Bật mí kinh nghiệm mua laptop cũ cho người mới

Hiện nay nhu cầu sử dụng laptop cũ tăng cao, bởi vì mẫu mã đa dạng, cấu hình cao, quan trọng là giá thành rất rẻ so với việc mua một chiếc máy tính mới có cấu hình tương đương.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm mua laptop cũ, nhất là đối với người mới.
Tin học PNN khuyên những bạn có ý định mua laptop cũ, để phục vụ cho công việc học tập, làm việc hoặc chơi game,… nên nhờ bạn của mình, có am hiểu về máy tính đi cùng.
Như vậy khi mua laptop cũ, máy tính cũ sẽ tránh bị lầm, mất tiền mà không mua được máy như ý.
Trong trường hợp bạn một mình đi thu mua laptop cũ nhưng không có bạn bè người thân đi cùng, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mua laptop cũ dưới đây.
Nhìn chung cũng không có gì qua cao siêu, bạn chỉ cần chịu khó quan sát kỹ lưỡng, tải phần mềm kiểm tra thông số CPU, ram, ổ cứng, mainboard,… là đủ dùng.
Quan sát ngoại hình xung quanh của laptop
Đây là bước đầu tiên khi mua laptop cũ, bạn cầm máy tính lên, và kiểm tra xung quanh có bị bể, vỡ, móp mó gì nhiều không. Nếu bị bể, nát nhiều quá, thì nên bỏ qua lựa chọn chiếc laptop khác.
Thật tế, các lô laptop cũ khi nhập về, thường đi theo số lượng nhiều, để chồng lên nhau, nên việc trầy xước, móp méo là không tránh khỏi. Chỉ cần ngoại hình tương đối, 90% trở lên là bạn có thể dùng tốt.
Mặt A (nắp trên cùng) bị trầy nhiều quá, có thể dán decal lên, vừa che khuyết điểm của laptop, vừa làm đẹp. Quan trọng vẫn là mainboard bên trong còn nguyên zin là dùng tốt.
Kiểm tra mainboard laptop xem có bị hàn, khò
Đây là bước cực kỳ quan trọng, có nhiều dòng laptop Dell, HP rất dễ để bạn kiểm tra bên trong mainboad (bo mạch chủ).
Chỉ cần tháo nhẹ nắp dưới cùng laptop là bạn có thể soi bên trong mainboard laptop. Chúng ta lướt qua xem mainboard có bị cháy tụ, hàn, khò gì chưa?
Đối với những mainboard không còn zin, tức bị khò, hàn các tụ, IC,… bạn nhìn vào sẽ thấy ngay. Vì các mối nối, hàn bằng tay sẽ rất khác so với mainboard nguyên zin dập bằng máy.
Gặp phải những trường hợp mainboard không còn zin nữa, bạn nên cân nhắc mua máy khác.
Test màn hình laptop có bị điểm chết hay bị sọc hay không

Kiểm tra mainboard đã xong, phần quan trọng tiếp theo bạn cần xem xét đến, đó làm màn hình laptop cũ.
Nhìn trực diện vào, nếu màn hình bị sọc, bạn sẽ thấy ngay. Nếu bị sọc thì ta phải chọn máy tính, laptop khác thôi.
Tiếp theo ta kiểm tra xem màn hình có bị điểm chết hay không, cách đơn giản nhất đó là chỉnh màn hình dekstop về màu trắng.
Bạn tải phần mềm Dead Pixel Locator tại đây, sau đó click vào từng màu mình muốn test, trắng, xanh đỏ, vàng, là xong.
Sử dụng công cụ test keyboard để kiểm tra bàn phím
Một trong những bộ phận mà bạn cũng cần phải kiểm tra đó chính là bàn phím laptop.
Cách đơn giản nhất là mở một file word lên, rồi gõ văn bản lên đó, kiểm tra xem có phím nào bị liệt, hỏng. Nếu có thì yêu cầu bên bán đổi bàn phím khác cho mình.
Tuy nhiên, khi gõ word sẽ có những phím không test được. Bạn có thể click vào trang web chuyên test keyboard online, tại địa chỉ này: http://en.key-test.ru/
Bạn gõ từng phím một, nếu phím nào bị lỗi, nó sẽ không hiển thị trên màn hình. Rất đơn giản phải không nào.
Phần mềm kiểm tra thông số kỹ thuật trên laptop cũ
Sau khi đã kiểm tra cơ bản về ngoại hình, bạn sẽ kiểm tra các thông số kỹ thuật bên trong laptop. Chủ yếu là thông số CPU, ram, ổ cứng, card đồ họa (nếu có)….
Xem thử core i3, i5, i7,… ram 4GB, 8GB, 16GB… card rời hay onboard…
Bạn có thể tải phần mềm CPUz về tại đây, cài đặt xong, mở phần mềm lên, sẽ hiển thị đầy đủ các thông số kỹ thuật bao gồm CPU, Ram, Mainboard, card đồ họa,…
Đối chiếu kết quả trên CPUz với bài đăng của người bán, xem có trùng khớp không, nếu đúng như vậy thì bạn có thể yên tâm mua laptop sử dụng.
Chúc bạn thành công.
Xem thêm video hướng dẫn kinh nghiệm mua laptop cũ tránh bị lầm
—————————–
Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy like và share Fanpage Tin học PNN, để tiếp tục theo dõi những bài viết khác trong tương lai.